King Real > Tin tức > Đà Nẵng và những con số biết nói về kinh tế – Xã hội

Xuất phát điểm từ đô thị loại 3 với bản quy hoạch rất rời rạc, hạ tầng kém phát triển, giao thông cùng an sinh xã hội gặp nhiều vấn đề khó khăn. Hành trình 25 năm từ khi chính thức thành lập thành phố trung ương (1997) đến nay, nền kinh tế – xã hội Đà Nẵng đã có những bước thay da đổi thịt ngoạn mục và là một mô hình tiêu biểu cho sự phát triển mới, một thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất Việt Nam.

Vị trí địa lý chiến lược đặc biệt của Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Nước ta, và đây cũng là thành phố lớn thứ 4 của các nước, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội.

Đà Nẵng và những con số biết nói về kinh tế - Xã hội
Đà Nẵng và những con số biết nói về kinh tế – Xã hội

Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 khu vực di sản văn hóa thế giới đó là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây và Nam giáp với tỉnh Quảng Nam, Đông giáp biển Đông rộng lớn.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của dải đất hình chữ S, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội lẫn quốc phòng – an ninh của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Llà đô thị biển và đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất về đường bộ, đường sắt, đường biển và cả đường hàng không. Đà Nẵng cũng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của khu vực miền Trung Việt Nam nói riêng và khu vực các nước Đông Dương nói chung – vị trí này rất đặc biệt và thuận lợi cho việc phát triển sôi động, bền vững trong tương lai.

Nằm trên bờ biển Đông và là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông – Tây ( EWEC ), Đà Nẵng ẩn chứa nhiều tiềm năng giúp thành phố trở thành một phần không thể thiếu trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất của toàn cầu.

Đặc biệt, Đà Nẵng chính là cửa ngõ trung chuyển quan trọng cho Lào ( một quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thay thế giúp hai nước Thái Lan và Myanmar tiếp cận với biển Đông. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có các tuyến bay trực tiếp đến các trung tâm lớn trong khu vực như Thẩm Quyến, BangKok, Hồng Kông và Singapore. Đây chính là những điều kiện để Đà Nẵng phát triển cụm logistics cùng trung tâm thương mại hiện đại phục vụ Đông Nam Á thông qua việc kết nối đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Trong phạm vi Việt Nam, Đà Nẵng được định hình là một nút đô thị có tầm quan trọng tại miền Trung để bổ sung cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với bề dày lịch sử, Đà Nẵng là một trong những trung tâm thương mại, công nghiệp và giáo dục của miền Trung Việt Nam. Nhờ việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng có thêm tiềm năng để củng cố vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và dịch vụ của khu vực miền Trung Việt Nam.

Tham khảo bảng giá đất đầm sen Nam Hòa Xuân để chọn ngay cho mình một mạnh đất đắc địa nhé.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Sở hữu vị trí chiến lược cùng nhiều lợi thế cho việc phát triển vận tải, logistics, du lịch,..cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang dịch chuyển theo hướng “Dịch vụ – công nghiệp – nông, lâm, thủy sản”. Các lĩnh vực du lịch và thương mại, các ngành dịch vụ chất lượng cao có lợi thế cạnh tranh lớn, nhất là vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo vày tế phát triển theo chiều sâu, có vị trí ngày càng quan trọng hơn. Trong đó:

  • Dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu và quan trọng nhất, đầu tư cơ sở hạ tầng giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch trọng điểm của cả nước và khu vực, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực và công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của toàn thành phố.
  • Dịch vụ thương mại phát triển khá nhanh, dần định hình được vị trí, vai trò là trung tâm mua sắm, phân phối, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ của khu vực miền Trung.
  • Những ngành dịch vụ chất lượng cao có lợi thế cạnh tranh lớn, nhất là thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, nghành tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo, y tế được đầu tư phát triển, từng bước tạo lập vai trò là trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Cơ cấu kinh tế của TP Đà Nẵng
Cơ cấu kinh tế của TP Đà Nẵng

Những ngành công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao được chú trọng đầu tư phát triển. Kinh tế biển và cảng biển có bước phát triển nhảy vọt, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho kinh tế biển được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác hiệu quả. Lĩnh vực nông nghiệp được phát triển khá ổn định theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ với mục đích phục vụ du lịch và đô thị, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tốc độ phát triển kinh tế đầy ấn tượng của Đà Nẵng

Quy mô và trình độ của nền kinh tế Đà Nẵng thuộc nhóm phát triển hàng đầu Việt Nam, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 1997 – 2021 đạt 9%/ năm. Trong 15 năm công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ( PCI ), Đà Nẵng liên tiếp giữ vị trí quán quân 5 năm liền và luôn nằm trong Top 5 dẫn đầu cả nước.

Đà Nẵng còn xứng danh là thủ phủ du lịch của miền trung khi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25.8% từ 1997 đến 2019. Năm 2019, thành phố đã đón tới 8.6 triệu lượt khách và tạo nên những đóng góp có tỷ trọng rất lớn cho sự phát triển của thành phố. Thông qua đó, cuộc sống của người dân cũng đã có sự thay đổi hoàn toàn khi GRDP tăng gấp 15 lần, đạt mức khoảng 87.87 triệu trong năm 2019.

Nội lực và tiềm năng của Đà Nẵng đã được chứng minh trong suốt thời gian dài trước đó. Hiện nay, sau một thời gian dài trầm lắng vì đại dịch Covid-19, bất động sản ở Đà Nẵng hứa hẹn sẽ quay trở lại mạnh mẽ hơn.

Đà nẵng trên đà cất cánh từ nội lực phát triển vượt bậc

Sau 2 năm ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, Đà Nẵng đang khẳng định sức mạnh của thủ phủ du lịch miền Trung khi nắm giữ nhiều dư địa hồi sinh cho tiềm năng khai thác bền vững. Ghi nhận chỉ trong 4 ngày nghỉ lễ 30/04 và 01/05, TP Đà Nẵng đã đón hơn 254.000 lượt khách du lịch, tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 4 tăng 31,2% so với những tháng trước.

Sử dụng những con “át chủ bài” bền vững

Đà Nẵng hội tụ hàng loạt những công trình phục vụ vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế, điển hình như Sun World Ba Na Hills, Cầu Vàng, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Công viên Châu Á, Premier Village Danang Resort,… không ngừng mang đến những trải nghiệm đầy ấn tượng và thú vị cho du khách.

Sun World Ba Na Hills - Địa điểm nổi tiếng hàng đầu Đà Nẵng
Sun World Ba Na Hills – Địa điểm nổi tiếng hàng đầu Đà Nẵng

Những “mảnh ghép mới” đang được hình thành

Không dừng lại ở những dư địa về du lịch và giải trí,… Sun Group đang từng bước hoàn thiện thêm chân kiềng thứ 3 trong hệ sinh thái 3S bền vững, mang tới TP Đà Nẵng “làn gió mới” với khu đô thị kiểu mẫu vượt trội, hiện đại, kiến tạo nên không gian sống đẳng cấp dành cho giới thượng lưu mang tên Sunneva Island.

Được đầu tư và phát triển bởi thương hiệu bất động sản cao cấp Sun Property, lại sở hữu vị trí đắc địa kề núi, kề sông, cận biển phía Đông Nam. Vì thế nơi đây hứa hẹn sẽ tạo nên một “đòn bẩy” nâng tầm diện mạo của thành phố du lịch vươn cao hơn nữa.

Trong tương lai, với những dư địa du lịch độc đáo cùng với mảnh ghép bất động sản cao cấp mới, Đà Nẵng chắc chắn sẽ trở thành một đích đến không thể bỏ lỡ của giới tinh hoa trong khu vực và thế giới. Đồng thời, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội trọng điểm của khu vực.

Xem thêm: Có nên mua đất Hòa Xuân Đà Nẵng vào thời điểm này hay không?