Nằm bên cạnh thành phố biển năng động và trẻ trung Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi là những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển bất động sản. Theo thống kê của công ty phân phối bất động sản Đà Nẵng, hai địa phương này hiện đang có hơn 250 dự án khu đô thị, nhà ở đã và đang được triển khai.
Thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện đang có 139 dự án khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích khoảng 1.900 ha, tổng kinh phí đầu tư 23.000 tỷ đồng, 31 dự án thương mại và dịch vụ đã đi vào hoạt động, sử dụng với tổng diện tích khoảng 217 ha, chiếm 39% tổng số dự án được tỉnh này cấp phép. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã thu hồi 5 dự án khu đô thị, nhà ở và đang triển khai thu hồi thêm 03 dự án khác.
Trong khi đó, ở Báo cáo số 625/SXD-QLN&BĐS, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai 114 dự án nhà ở. Song song với đó, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn Quảng Ngãi có 19 dự án liên quan đến nhà ở và nhà ở lưu trú đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Cụ thể, 14 dự án đã được cấp phép chủ trương đầu tư và đang thực hiện với quy mô 307,97 ha, trong đó các khu chức năng liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch nghĩ dưỡng khoảng 103,9 ha. Đồng thời có 5 dự án khác đã hoàn thành với quy mô 57,21 ha, trong đó các khu chức năng phục vụ cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng là 23,22ha.
Ngày 07/07/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã phát đi Báo cáo số 131/BC-UBND về tình hình kinh tế – xã hội trong 6 tháng đầu năm và bổ sung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho 6 tháng cuối năm 2022. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng số sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 34.642 tỷ đồng (giá so sánh với 2010).
Dự án Sun Riverpolis Đà Nẵng – Địa điểm lý tưởng cho cuộc sống lâu dài.
Đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 12,8% , tăng 2,42% so với cùng kỳ năm 2019 (trước thời gian dịch bệnh), cao thứ 4 của cả nước, đồng thời đứng vị trí thứ 2 tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung.
Quảng Nam cũng là địa phương có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Kinh tế trọng điểm khu vực Miền Trung. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 6 tháng đầu năm 2022 của TP Đà Nẵng đạt 7,23%; Thừa thiên Huế đạt 6,92%; Bình Định đạt 7,01%, Quảng Ngãi đạt 6,34%;…
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, quy mô nền kinh tế của tỉnh này gần 60 nghìn tỷ đồng, xếp vị trí thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh, thành (xếp sau Thanh Hóa và Nghệ An) trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Cùng với đó là đứng đầu khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, cao hơn TP Đà Nẵng gần 1,8 nghìn tỷ đồng (Đà Nẵng 57,8 nghìn tỷ đồng); gấp 1,1 lần so với tỉnh Quảng Ngãi (52,7 nghìn tỷ đồng); gấp 1,2 lần so với tỉnh Bình Định (48,5 nghìn tỷ đồng); gấp gần 2 lần so với tỉnh Thừa Thiên Huế (29,9 nghìn tỷ đồng).
Đặc biệt, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng năm 2022 đạt 18.680 tỷ đồng, đạt 79% dự toán và tăng 43% so với cùng kỳ năm trước, đứng vị trí thứ nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 16,5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 11,9% so với cùng kỳ.
Theo đó, tỉnh Quảng Nam đứng vị trí thứ ba trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, chỉ sau TP Đà Nẵng với 17.470 tỷ đồng và tỉnh Quảng Ngãi là 19.085 tỷ đồng. Đặc biệt, khu vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã được phục hồi, lượng khách du lịch tăng cao, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo thống kê này, số lượt khách nội địa đến với Quảng Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 có những tín hiệu tích cực. Tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch gần 2,3 triệu lượt khách, tăng khoảng 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế chiếm 91 nghìn lượt khách, tăng gấp 6 lần và khách nội địa là 2,2 triệu lượt khách, tăng gấp 7 lần.
Xem thêm: 5 dự báo thị trường bất động sản trong giai đoạn cuối năm